Sỏi thận có nguy hiểm không? Có chữa tận gốc không?

Sỏi thận có nguy hiểm không, có thể chữa trị tận gốc hay không… là mối quan tâm của hơn 15% dân số Việt Nam – những người đang mắc phải căn bệnh này hiện nay.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

sỏi thận có nguy hiểm không

Sỏi thận là hiện tượng lắng đọng các chất thải trong nước tiểu ở thận. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ hình thành nên những khối rắn với kích thước và vị trí khác nhau, đó chính là các viên sỏi.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sỏi thận được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Cơ thể mất nước do uống quá ít nước hoặc làm việc nặng nhọc, tập luyện thể thao quá sức.
  • Do thói quen ăn mặn thường xuyên
  • Do thói quen nhịn tiểu
  • Do ăn nhiều chất béo, protein, đạm, lười ăn rau xanh, hoa quả
  • Do nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Do sử dụng nhiều thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng
  • Do bệnh lý về đường ruột, đường tiết niệu

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có xu hướng tăng cao và trước khi mắc bệnh những kiến thức xoay quanh căn bệnh này của đại đa số bệnh nhân đều rất mơ hồ. Chỉ đến khi bản thân hoặc người nhà bị bệnh mọi người mới lo lắng, tìm hiểu xem thực chất sỏi thận có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa trị?…

Khi bị mắc sỏi người bệnh sẽ gặp phải chứng tiểu buốt, tiểu rắt thậm chí là đái ra máu trong trường hợp sỏi di chuyển, cọ sát với đường niệu, làm tắc đường niệu.

Bên cạnh đó sỏi sẽ ngày càng phát triển to ra nếu không được chữa trị sớm làm tắc cuống đài thận khiến đài thận căng trướng nước tiểu, tạo ra áp lực vào thận dẫn đến những cơn đau quặn thặn. Nếu tình trạng này kéo dài, sức khỏe người bệnh sẽ giảm sút đáng kể và nguy hiểm hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng như:

Nhiễm trùng

Sỏi thận xuất hiện trong cơ thể quá lâu sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng khiến người bệnh có những triệu chứng như sốt, mưng mủ. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng thận ứ nước, hóa mủ vô cùng nguy hiểm.

Tắc đường tiết niệu

Sỏi thường bắt đầu ở những vị trí như đài thận, bể thận hoặc bàng quang, tuy nhiên chúng thường không nằm yên ở vị trí ban đầu mà sẽ di chuyển cùng với dòng chảy nước tiểu dẫn đến nhiều viên sỏi không theo nước tiểu thoát ra bên ngoài mà rơi vào niệu quản dẫn đến tắc đường tiểu. Người bệnh sẽ có cảm giác đau quặn thận vì lúc đó niệu quản sẽ co bóp mạnh để tống sỏi ra bên ngoài.

Nếu không được lấy sỏi ra kịp thời, chứng tắc nghẽn đường tiểu sẽ làm ứ nước ở thận gây tổn thương thận, bí tiểu.

Suy thận

Với thắc mắc của nhiều người “Soi than co nguy hiem den tinh mang khong?” chúng tôi xin khẳng định là có bởi khi bị sỏi thận giai đoạn nặng người bệnh có thể bị suy thận cấp hoặc suy thận mạn. Và lúc này người bệnh có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời vì chức năng của thận bị suy giảm nặng nề. Thậm chí khi biến chứng thành suy thận mạn người bệnh chỉ còn cách chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Vỡ thận

Bể thận hay vỡ thận là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh dù trường hợp này ít gặp nhưng vẫn có bệnh nhân mắc phải vì lúc này thận bị suy yếu, vách thận quá mỏng trong khi áp lực lên thận ngày càng tăng cao.

Có thể chữa trị tận gốc bệnh sỏi thận không?

bệnh sỏi thận có nguy hiểm không

Bên cạnh thắc mắc bệnh sỏi thận có nguy hiểm không thì việc có thể chữa trị tận gốc bệnh hay không cũng là mối quan tâm của tất cả bệnh nhân.

Bệnh tuy nguy hiểm nhưng nếu điều trị bệnh sớm bằng phương pháp phù hợp thì căn bệnh này không quá lo ngại, người bệnh hoàn toàn có thể trị dứt điểm bệnh. Có 3 hướng điều trị hiện nay:

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây
  • Điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp như: Tán sỏi ngược dòng, lấy sỏi qua da, phẫu thuật nội soi, mổ mở…
  • Điều trị  bằng Đông y.

Mỗi phương pháp chữa bệnh trên đều sở hữu những ưu điểm riêng. Nếu điều trị bằng Tây y đặc biệt là điều trị ngoại khoa sẽ cho kết quả nhanh chóng nhưng chi phí cao và đặc biệt theo số liệu thống kê có tới 50% bệnh nhân sẽ tái phát sỏi trong vòng 5 năm thì điều trị bệnh theo Đông y lại chiếm được lòng tin của nhiều bệnh nhân nhờ mức độ an toàn, hiệu quả lâu dài, không lo tái phát, đúng với câu nói : “Chậm mà chắc”.

Tùy theo mức độ bệnh để bạn lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu về các phương pháp chữa bệnh sỏi thận an toàn trong Đông y vui lòng tham khảo thông tin tại website: https://dongycotruyenvietnam.net/benh-soi-than hoặc liên hệ trực tiếp tới thầy thuốc Trọng Minh Khoa – bác sĩ chuyên khoa 2 bệnh viện Y học Cổ truyền để được thăm khám và chữa trị bệnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng

Bệnh sỏi thận – Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị và phòng ngừa

BÁC SĨ HOA: 0984.151.000
Tư Vấn Điều Trị
B.sĩ Hoa: 0984.151.000