Những loại sỏi thận phổ biến thường gặp

Những loại sỏi thận phổ biến nào thường gặp ở các bệnh nhân bị sỏi thận ở Việt Nam? Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận như do lắng đọng các chất khoáng, uống ít nước, lao lực, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do bệnh lý,.. Theo thống kê, bệnh nhân thường mắc những loại sỏi thận phổ biến dưới đây:

Bạn đọc nên biết:

Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh sỏi thận

Bài thuốc chữa trị bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang

Những phương pháp chữa sỏi thận ngoại khoa phổ biến hiện nay

1. Sỏi canxi:

Sỏi canxiSỏi canxi là một trong những loại sỏi thận phổ biến và thường gặp nhất. Chúng chiếm tỷ lệ khoảng 80 – 90% các ca bệnh nhân mắc sỏi thận với dạng sỏi là canxi phosphat và canxi oxalat. Chúng ta đã biết, bình thường, nếu lượng canxi bị dư thừa trong cơ thể sẽ đào thải qua thận ở nồng độ cân bằng. Nhưng nếu khi nồng độ canxi quá cao, chúng không thể hòa tan hết trong nước tiểu nên sẽ kết hợp với các khoáng chất khác để hình thành sỏi thận. Sỏi canxi có đặc điểm là cứng, đa dạng về hình dạng, kích thước cũng như kết cấu. Chúng hình hành chủ yếu trong thận và đường tiểu.

Thống kê cũng cho thấy những bệnh nhân dễ bị sỏi canxi là những người có lượng vitamin D cao, có bệnh lý cường tuyến giáp, mắc các rối loạn chuyển hóa, những bệnh nhân bị suy thận. Chính vì thế, các bác sỹ cũng khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc sỏi canxi thì nên hạn chế ăn các thức ăn có thành phần oxalat cao (ví dụ như trong các loại rau cải thìa, củ cải đường, củ cải, sô cô la đen) và cần tăng cường uống nước (duy trì uống các loại nước khoảng 2,5 – 3lít/ ngày).

2.  Sỏi khuẩn (sỏi phosphat ammonium magnesium): 

Sỏi khuẩn hình thành do vi khuẩn lên men ure gây ra. Dạng sỏi này thường tạo thành sau khi bệnh nhân bị bệnh viêm đường tiết niệu mạn tính. Nguyên nhân là do cơ thể tạo ra enzym nên tăng lượng amoniac trong nước tiểu, khiến vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn là tiền đề hình thành sỏi khuẩn. Sỏi khuẩn có đặc điểm là thường có nhiều cạnh sắc nhọn, thường tạo sỏi san hô,  có màu vàng, có kích thước lớn và gây tổn thương đến thận.

3. Sỏi acid uric:

Sỏi axit uricSỏi acid uric hình thành trên cơ thể bệnh nhân có quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi nồng độ axit uric tăng cao, các khoáng chất hình thành và kết hợp với canxi và  oxalat để tạo thành sỏi. Sỏi axit uric có đặc điểm là không cứng, khó phát hiện bằng tia X như sỏi canxi. Những bệnh nhân dễ bị sỏi dạng này là những người bị mất nước, những người có chế độ ăn giàu protein, những người có tiền sử bị bệnh gút. Ngoài ra, sỏi acid uric cũng hình thành do yếu tố di truyền hoặc rối loạn máu của các mô

4. Sỏi cystine:

Sỏi cystin trong thậnSỏi cystine khá hiếm gặp, thường thấy ở những bệnh nhân có khiếm khuyết bẩm sinh (theo khoa học là có tính di truyền). Do vậy, nếu trong gia đình tiền sử có người mắc sỏi cystine thì rất dễ thừa hưởng gen di truyền đồng nghĩa với nguy cơ cao bị mắc loại sỏi cystinenày. Bản chất của cystine là một loại amino acid, được hình thành ở những người có bệnh lý rối loạn di truyền, sỏi có dạng trơn láng, có nhiều cục và xuất hiện ớ cả hai thận,  đôi khi cũng tạo sỏi san hô.

5. Sỏi Struvite:

Sỏi struviteSỏi Struvite còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, đây cũng là một trong những loại sỏi thận phổ biến, thường  gặp ở những bệnh nhân có bệnh nhiễm trùng kéo dài như là một nhiễm trùng đường tiết niệu. Thống kê cho thấy sỏi Struvite gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Sỏi Struvite hình thành ở điều kiện tình trạng nhiễm trùng tồn tại kéo dài, các loại vi khuẩn sẽ phân giải urê thành amonium.  Sau đó, amonium, magiê, phosphate kết hợp với nhau trong nước tiểu để hình thành sỏi. Khi amonium càng bám nhiều đồng nghĩa với việc sỏi sẽ lớn dần, quấn quanh nhân sỏi. Hình ảnh  chụp X quang cho thấy có những sỏi giống gạc của con nai (còn gọi là sỏi san hô hay sỏi sững nai), có thể gây tổn thương nặng đến thận cũng như làm ung thư thận. Sỏi struvite lại có đặc điểm là ít khi có cơn đau quặn thận, không có triệu chứng điển hình mà bệnh nhân chỉ thấy cảm giác bị mệt mỏi, chán ăn, sút cân và nước tiểu sậm màu nên thường phát hiện là do tình cờ là chính.

Trên đây là những loại sỏi thận phổ biến chính trong bệnh án sỏi thận tại Việt Nam. Nếu bạn đang bị sỏi thận, bất cứ loại nào, hãy đến các bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn cũng như có pháp đồ điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh xảy các biến trứng nguy hiểm.

Nguồn: DYCTVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng

Triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp tính

BÁC SĨ HOA: 0984.151.000
Tư Vấn Điều Trị
B.sĩ Hoa: 0984.151.000