Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì, bệnh có nguy hiểm không, có những phương pháp điều trị nào…? Là những câu hỏi mà Dongycotruyenvietnam.net nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây.
Để giúp bạn đọc tháo gỡ những thắc mắc xoay quanh bệnh sỏi thận, bác sĩ Trọng Minh Khoa – chuyên khoa 2 bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội sẽ lần lượt giải đáp giúp bạn đọc trong bài viết dưới đây.
Bệnh sỏi thận là gì? Mức độ nguy hiểm đến đâu?
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến chiếm tới hơn 30% trong số các bệnh lý về đường tiết niệu, tỷ lệ mắc bệnh tại Việt Nam vào khoảng 15%. Sỏi trong thận hình thành do một số những chất thải không được hòa tan mà bị đọng lại trong nước tiểu lâu ngày kết dính lại hình thành nên sỏi.
Cho đến nay nhiều người vẫn còn hết sức thờ ơ, chủ quan trước căn bệnh này vì không hề biết đến mức độ nguy hiểm của nó. Suy nghĩ sỏi thận không phải là một bệnh lý nguy hiểm chỉ đúng khi người bệnh phát hiện và điều đúng cách. Ngược lại nếu để bệnh phát triển trong thời gian dài, khiến kích thước sỏi ngày một lớn, sỏi cứng, sỏi san hô… người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Tắc đường tiểu, bí tiểu
- Hội chứng suy thận cấp hoặc suy thận mãn tính
- Bể thận hay vỡ thận
Với những biến chứng nguy hiểm trên nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Chính vì thế khi bị sỏi thận người bệnh cần tiến hành điều trị ngay để nhanh chóng loại bỏ sỏi khỏi cơ thể.
Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì?
Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì? Làm thế nào để nhận biết bệnh là một trong những thông tin mà mọi người đều cần phải nắm rõ bởi căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai từ phụ nữ đến nam giới, từ người già đến trẻ nhỏ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, giảm những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bệnh.
Dưới đây là 5 dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân sỏi thận mọi người cần thận trọng:
Thay đổi bất thường khi đi tiểu:
Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu dù lượng nước uống vào rất ít.
Màu nước tiểu thay đổi:
Nước tiểu màu đậm, vẩn đục, có mùi hôi do hàm lượng hóa chất, chất độc hại trong cơ thể người bệnh cao.
Tiểu ra máu:
Triệu chứng xuất hiện khi những viên sỏi di chuyển gây tắc niệu đạo
Đau bụng, lưng và mạn sườn:
Khi những viên sỏi di chuyển trong niệu đạo sẽ gây ra ma sát khiến người bệnh đau vùng bụng dưới có thể lan rộng ra phía mạn sườn, sống lưng. Đặc biệt nếu sỏi to, nhọn, cứng khi va chạm tạo áp lực lên thận sẽ gây ra những cơn đau quặn thận.
Sốt:
Khi bị sỏi lớn, thận bị tổn thương chức năng lọc thải chất độc cũng suy giảm từ đó khiến khả năng miễn dịch trong cơ thể thấp, người bệnh dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng gây ra hiện tượng sốt, ớn lạnh, gai người.
Phù nề:
Thận bị suy giảm chức năng khiến thận không thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa các chất độc hại trong cơ thể. Bởi vậy các chất này tích tụ trong cơ thể khiến cơ thể bị phù như : phù chân, tay cổ, mặt hay cả người.
Mệt mỏi:
Bình thường cơ thể sẽ tạo ra một loại hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận có vấn đề các erythropoietin tạo ra ít hơn vì thế các hồng cầu vận chuyển oxy ít đi khiến cơ thể nhanh mệt. Biểu hiện này là thiếu oxy trong máu có thể điều trị tương đối dễ dàng.
Bị ngứa và bị phát ban ở da:
Thận có nhiệm vụ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu. Khi bị sỏi thận thì sự tích tụ của các chất thải trong máu nhiều lên và gây ra phát ban hay những trận ngứa ở mức độ nặng.
Làm gì khi mắc bệnh sỏi thận?
Khi phát hiện ra bệnh sỏi thận bạn cần tiến hành điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng.
- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc để bào mòn sỏi, chỉ định cho những trường hợp sỏi nhỏ, kích thước dưới 10mm.
- Điều trị ngoại khoa: Chữa trị bằng các phương pháp chữa bệnh hiện đại, chỉ định cho những trường hợp sỏi kích thước lớn, sỏi dày, sỏi cứng, sỏi san hô…
- Tán sỏi ngoài cơ thể
- Tán sỏi nội soi ngược dòng
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi
- Lấy sỏi qua da
- Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi
- Phẫu thuật sỏi bằng robot
- Điều trị sỏi thận bằng phương pháp Đông y: Áp dụng những bài thuốc Đông y với thành phần dược liệu từ tự nhiên giúp giải độc, lợi tiểu, giãn cơ, thúc đẩy quá trình bào mòn sỏi và đẩy chúng ra ngoài theo đường tiểu. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trường hợp sỏi dưới 15mm, đảm bảo tính hiệu quả và không lo bị tái phát trở lại.
Lời khuyên của bác sĩ
Tùy theo mức độ bệnh mà bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị sỏi thận phù hợp nhưng hãy lưu ý rằng trước khi thực hiện bất kỳ bài thuốc tiêu sỏi nào bạn đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không tự mình dùng thuốc vì có thể gây ra những tác dụng phụ.
Song song với đó bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, ăn uống điều độ, cân bằng dưỡng chất, tránh xa những tác nhân gây bệnh như: Đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều Protein, Oxalate, bia rượu…
[fruitful_alert type=”alert-success”]
Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích từ bác sĩ Trọng Minh Khoa mà dongycotruyenvietnam.net đã tổng hợp lại.
Nếu bạn đọc muốn điều trị dứt điểm sỏi thận có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0332 020 608 hoặc tới địa chỉ: Số 2/28 Ngõ 210 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội để được thăm khám.[/fruitful_alert]
Trả lời